Bull Trap là Bẫy giá tăng, là hiện tượng giá breakout lên trên 1 vùng kháng cự, hay đỉnh trước đó nhưng lại không đủ sức đi tiếp và nhanh chóng quay đầu giảm lại. Bull Trap khiến rất nhiều Trader vào lệnh phá ngưỡng bị mắc bẫy và thoát lệnh trong đau đớn.
Hôm nay mình sẽ chia sẻ 1 chiến lược giao dịch tận dụng Bull Trap để kiếm lợi nhuận, biến những cái bẫy này thành cơ hội kiếm tiền trên thị trường. Bài viết được chia làm 2 phần.
Định nghĩa Bear Trap – bẫy giá giảm cũng tương tự Bull Trap nhưng ngược lại, nên mình sẽ không nhắc tới trong bài này vì cách áp dụng cũng giống nhau.
Bull Trap là gì?
Bull Trap là khi giá tăng vượt 1 kháng cự, hoặc đỉnh trước đó, và CÓ THỂ ĐÓNG CỬA TRÊN mức kháng cự hoặc đỉnh trước, nhưng lại không đủ sức để tăng tiếp mà quay đầu giảm lại. Anh em chú ý khi giá đóng cửa trên đỉnh trước, hoặc trên kháng cự, nhưng lại quay đầu giảm thì vẫn được gọi là bull trap, tránh nhầm với khái niệm stop hunt.
Ví dụ Bull Trap trên EURUSD D1:
Ở ví dụ trên, anh em có thể thấy giá đã đóng cửa hẳn bên trên kháng cự nhưng ngay sau đó lại giảm lại, đó chính là Bull Trap và cái khó của nó cũng nằm ở chỗ này. Việc giá đã đóng cửa trên kháng cự tức là đã CHẤP NHẬN tăng tiếp, thay vì TỪ CHỐI TĂNG (tăng lên nhưng lại đóng cửa bên dưới để lại đuôi nến), khiến rất nhiều Trader mắc bẫy.
Bull Trap – Làm sao để tránh Bull Trap?
Dưới đây là 2 cách anh em có thể xài để tránh bị dính Bull Trap:
- Không bao giờ trade breakout trong các xu hướng đi quá mức có hình parabola
- Chỉ trade breakout khi thị trường xuất hiện các đoạn giá buildup – tích luỹ, dồn cục tại 1 vùng kháng cự
Dưới đây mình sẽ giải thích:
1. Không trade breakout tại các xu hướng có dạng parabola
Các xu hướng có dạng parabola là các xu hướng bị kéo quá cỡ, thường là do các Trader bị FOMO nhảy vào đẩy giá lên quá mức so với giá trị thật của nó, khiến cho đường xu hướng có dạng hình parabola. Các xu hướng có hình parabola thường sẽ không bền vững, và khi đảo chiều, nó sẽ cho hậu quả thảm khốc:
Ví dụ biểu đồ BTCUSD, giá bị đẩy lên quá mức tạo hình parabola, và khi không thể tăng tiếp được, giá có xu hướng bị “hút” về vùng thấp nhất nơi mà đường cong parabola bắt đầu.
Tại sao lại không trade breakout tại các xu hướng có hình parabola? Vì xu hướng kiểu này sẽ đảo chiều rất nhanh và khi vào lệnh Theo kiểu breakout, ta không biết là giá sẽ đi được bao xa nữa trong khi vị trí đó rất khó để đặt stop loss, khiến cho lệnh vào có tỷ lệ risk:reward không tốt.
Ngược lại, khi 1 xu hướng tăng có các đỉnh cao hơn, đáy cao hơn xảy ra 1 cách đều đặn, bền vững thì chiến lược breakout sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Các xu hướng tăng tôn trọng đường xu hướng bên dưới, đặc biệt là khi giá đi trong 1 kênh giá tăng, thì các cú breakout thường có chất lượng cao hơn, và ít khả năng xảy ra Bull Trap.
2. Chỉ trade breakout với các buildup
Để tránh được Bull Trap, ta chỉ nên trade breakout khi thị trường xuất hiện các vùng giá giằng co tích luỹ, dồn cục tại 1 vùng kháng cự – được gọi là buildup:
Ví dụ buildup trên GBPCHF D1:
Tại sao cần phải đợi 1 buildup xuất hiện mới trade breakout?
(còn tiếp…)
Nhật Hoài
Xem thêm: Đầu tư như thế nào với thị trường 2019 – Dừng lại hay bước tiếp?
Cập nhật tỷ giá các đồng tiền số mới nhất tại đây.
Theo Traderviet
Biên soạn lại bởi Blogtienao.com