Please enter CoinGecko Free Api Key to get this plugin works.
Please enter CoinGecko Free Api Key to get this plugin works.
Trang chủTiền ẢoCryptocurrency là gì? Những kiến thức cần biết về tiền mã hoá

Cryptocurrency là gì? Những kiến thức cần biết về tiền mã hoá

-

Cryptocurrency là gì?

Cryptocurrency là một hệ thống mã hóa phức tạp hay một giao thức mật mã dùng để chuyển hóa dữ liệu bí mật nhằm bảo tồn giá trị của các đơn vị trao đổi. Cryptocurrency được phát triển dưới các mật mã toán học và nguyên tắc kỹ thuật máy tính hiện đại nhất, nhằm bảo vệ cấu trúc của nó không thể phá vỡ được. Vì vậy, các đơn vị giá trị của Cryptocurrency không thể làm giả hay gian lận được vì nó đã được bảo vệ. Giao thức này giúp người dùng ẩn các thông tin chi tiết khi giao dịch Cryptocurrency.

Cryptocurrency là gì
Cryptocurrency là gì

Điểm đặc biệt của Cryptocurrency là hệ thống quản lý phân cấp, nó không chịu sự quản lý của bên thứ ba, ngân hàng trung ương hay tổ chức của quốc gia nào. Nguồn cung và giá trị của Cryptocurrency được quản lý bởi chính người dùng và các giao thức mật mã phức tạp của nó. Ngoài ra, các thợ đào mỏ sẽ là người sử áp dụng mạnh tính toán để ghi nhận các giao dịch và tạo ra các đơn vị Cryptocurrency mới. Đây là một phần quan trọng để mang lại sự ổn định cho hệ thống Cryptocurrency.

Bạn có thể trao đổi giao dịch Cryptocurrency bằng tiền mặt tại các sàn giao dịch, nghĩa là sẽ có tỷ giá hối đoái dành riêng cho mỗi loại Cryptocurrency với từng đồng tiền của từng quốc gia khác nhau trên thế giới. Gần như tất cả Cryptocurrency đầu có nguồn cung hữu hạn giống như vàng vậy, nhưng không phải là tất cả. Theo thời gian, việc khai thác Cryptocurrency khó khăn hơn cho đến khi toàn bộ nguồn cung được thợ đào khai thác hết.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về Cryptocurrency là gì trên Wikipedia tiếng anh nhé.

Cryptocurrency hoạt động như thế nào?

Công nghệ và mã nguồn đứng sau Cryptocurrency rất phức tạp, nếu không phải là người trong ngành là người nghiên cứu sâu về các mật mã Cryptocurrency thì rất khó để nắm bắt các khái niệm cơ bản. Về mặt chức năng, Bitcoin là một ví dụ điểm hình, một biến thể lớn nhất của Cryptocurrency. Giá trị của Cryptocurrency cũng tương tự như tiền tệ bình thường, nó được quy định bằng các đơn vị – Ví dụ dễ hiểu hơn – “Khi bạn có 1 Bitcoin cũng như như bạn đang sở hữu 1 USD vậy”.

1. Blockchain

Blockchain (Chuỗi khối) của một Cryptocurrency được xem như một cuốn sổ cái ghi chép và lưu trữ lại tất cả các giao dịch, đồng thời xác nhận quyền sở hữu của đơn vị Cryptocurrency tại một thời điểm nhất định. Blockchain có một chiều dài hữu hạn và kích thước của chuỗi khối này tăng trưởng theo thời gian.

Bản sao của Blockchain được lưu trữ tại mỗi node trên toàn cầu khi vận hành phần mềm Cryptocurrency, vì thế hệ thống này hệ thống này còn được gọi là máy chủ phân tán. Các thợ đào mỏ sẽ thay nhau xác nhận liên tục và ghi chép lại các giao dịch.

Một giao dịch Cryptocurrency được coi là thành công khi nó được thêm vào Blockchain, quá trình này thường sẽ mất vài phút, còn tùy thuộc vào tốc độ tín toán của hệ thống. Một khi hoàn tất giao dịch thì mọi thứ sẽ được cố định không thể thay đổi được, hay cụ thể là không thể đảo ngược giao dịch.

Xem thêm: Blockchain là gì?

2. Private Key

Bất kỳ ai có được Cryptocurrency đều phải nắm giữ private-key để chứng minh quyền sở hữu và để thực thi được trao đổi. Người dùng có thể tạo private-key cho riêng mình. Private-key có định dạng làm một chuỗi từ 1 – 78 chữ số, hoặc cũng có thể dùng phần mềm tự tạo ra những số ngẫu nhiên. Khi đã có private-key thì người dùng có quyền sử dụng Cryptocurrency và ngược lại.

Đây được xem là một tính năng bảo mật cao nhất của Cryptocurrency với mục đích giảm các hành vi trộm cắp và sư dụng Cryptocurrency bất hợp pháp. Tuy nhiên, cũng khá rắc rối khi làm mất private-key, điều đó tương tự như bạn đánh mất chiếc ví của mình vậy, không bao giờ lấy lại được.

3. Ví

Ví có tác dụng chứng mình bạn là người sử dụng hay chủ sở hữu tạm thời của các đơn vị Cryptocurrency. Toàn bộ các sàn giao dịch đều cung cấp dịch vụ tạo ví Cryptocurrency, tuy nhiên bạn cũng nên chú ý ví này rất có khả năng bị hack.

Ngoài ra ví còn được dùng để lưu trữ đám mây, trong một ổ cứng hoặc một thiết bị chuyên dụng. Bất kể bạn đang sử dụng loại ví của bên cung cấp nào, việc sao lưu là điều cần làm.

4. Thợ mỏ

Thợ mỏ là thành phần không thể thiếu trong cộng đồng Cryptocurrency và các thợ mỏ gián tiếp tác động lên giá trị của Cryptocurrency. Thợ mỏ sẽ nắm giữ sức mạnh tính toán, thường đọc tổ chức thành một tập thể, một nhóm hàng chục người thợ mỏ. Các thợ mỏ có nhiệm vụ dùng sức mạnh tính toán này để xác thực và bảo vệ Blockchain.

Khái niệm thợ mỏ trong hệ sinh thái Cryptocurrency bạn hiểu đơn giản nó giống như nghĩa đen của thợ mỏ, họ sẽ khai thác các đơn vị Cryptocurrency mới. Khoản tiền thu lao họ nhận được sẽ có 2 phần: Phần cố định khi họ khai thác được và phần công việc mà họ nhận khi xác nhận cho một giao dịch bất kỳ nào đó.

5. Nguồn cung hữu hạn

Hầu hết các Cryptocurrency được nhà phát triển thiết kế để có một nguồn cung hữu hạn, nhằm tạo ra giá trị cho nó. Do đó các thợ mỏ sẽ nhận được rất ít đơn vị Cryptocurrency khi khai thác. Khi tới giai đoạn đó, thợ mỏ chỉ nhận được phần chi phí xác nhận giao dịch mà họ đã thực hiện.

Điều này hiện tại vẫn chưa xảy ra với bất kỳ Cryptocurrency nào. Rất nhiều chuyên gia trong hệ sinh thái Cryptocurrency nhận định rằng những đơn vị Bitcoin cuối cùng sẽ được đào vào giữa thế kỹ XXII. Nhưng đây cũng chỉ là nhận định, là lý thuyết cơ bản của nguồn cung hữu hạn.

Lịch sử ra đời của Tiền mã hoá (Cryptocurrency)

Trước khi tiền mã hoá (Cryptocurrency) phát triển như hiện nay, thì đã có rất nhiều khái niệm về lý thuyết trong thời gian trước. Những người ủng hộ Tiền mã hoá chia sẻ mục đích họ khi tạo ra loại tiền tệ này là nhằm vận dụng các quy tắc của toán học và công nghệ máy tính để giải quyết những thiếu sót trong thực tiễn và chính trị của các loại tiền mặt hiện có.

Nền tảng kỹ thuật của tiền mã hoá

Nền tảng kỹ thuật của tiền mã hoá được bắt nguồn từ năm 1980, khi nhà mật mã học người Mỹ, tên là David Chaum phát minh ra thuật toán “điểm mù” trong nền tảng mã hoá đối với các website tại thời điểm đó. Tính năng nổi bật của thuật toán này cho phép trao đổi thông tin bất di bất dịch giữa các bên. Và đây là nền móng của công nghệ thanh toán điện tử trong tương lai. Tại thời điểm đó họ gọi thuật toán đó với thuật ngữ là “tiền mù”.

Cuối năm 1980, Chaum tập hợp những người đam mê công nghệ mã hoá để tạo ra “tiền mù”. Sau khi đặt chân đến Hà Lan, ông sáng lập ra DigiCash, một công ty sản xuất tiền tệ dựa vào thuật toán “điểm mù”. Tuy nhiên DigiCash không phân cấp như Bitcoin, DigiCash độc quyền trong việc kiểm soát nguồn cung, giống như một Ngân hàng Trung ương truyền thống.

DigiCash đã thử liên hệ với Ngân hàng Trung ương Hà Lan để hợp tác, thì họ đã bác bỏ ý tưởng này và cho rằng điều đó thật ngớ ngẩn ngay sau khi DigiCash tiếp xúc với họ. Nhưng ngay sau đó, công ty Microsoft đã đàm phán với DigiCash khi nhận thấy tiềm năng của tiền mù, và tương lai sẽ cho phép người dùng Windows sử dụng nó để mua hàng. Tuy nhiên hai công ty đã không thể thoả thuận các điều khoản với nhau dẫn đến việc đàm phán thất bại. Và đến năm 1990, DigiCash rơi vào tình trạng khó khăn.

Cùng thời điểm đó, một kỹ sư phần mềm có tên là Wei Dai công bố Sách Trắng về B-money, một kiến trúc tiền kỹ thuật số đang xuất hiện ở hiện tại, với đầy đủ tính phức tạp và phân cấp. Tuy nhiên B-money lại không được triển khai như một phương tiện dùng để trao đổi.

Kế đó, cộng sự của Chaum là Nick Szabo phát minh ra Bit Gold. Đây là phát minh gây nhiều chú ý vì nó sử dụng nền tảng Blockchain trong hiện đại. Tuy nhiên Bit Gold đã thất bại khi không gây được sự chú ý của mọi người.

Những loại tiền tệ ảo trước khi Bitcoin ra đời

Từ khi xuất hiện nền tảng kỹ thuật về tiền mã hoá, thì đã có rất nhiều nhóm nghiên cứu và đầu tư trong lĩnh vực tài chính, từ đó tạo nên lĩnh vực tài chính điện tử ra đời, ví dụ như Pay Pal. Ngoài ra, một số ít thì bắt chước theo DigiCash, như Webmoney của Nga.

Tại Mỹ, đồng tiền mã hoá gây được nhiều chú ý vào thập niên 90 chính là e-gold. Về cơ bản e-gold hoạt động như một loại vàng kỹ thuật số. Lúc đỉnh điểm e-gold xử lý hàng tỷ USD hàng năm. Thật không may giao thức bảo mật của e-gold trở thành mục tiêu của giới hacker và lừa đảo. Giữa năm 2000, nhiều chính sách pháp lý lỏng lẻo của e-gold đã khiến các hoạt động rửa tiền và mô hình Ponzi (đa cấp) phát triển. Kết quả là e-gold phải đối mặt với áp lực pháp lý từ Đạo luật Ái quốc Hoa Kỳ vào cuối năm 2000 và chính thức ngừng hoạt động vào năm 2009.

Bitcoin và mô hình Tiền mã hoá hiện đại

Bitcoin là hình thức Tiền mã hoá hiện đại đầu tiên được công bố trong Sách Trắng bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008. Đến năm 2009, Satoshi Nakamoto phát hành Bitcoin ra công chúng và được một nhóm người hỗ trợ khai thác. Cuối năm 2010, hàng chục đồng Tiền mã hoá khác ra đời, trong đó có Litecoin được coi là sự thay thế cho Bitcoin. Những hoạt động giao dịch Bitcoin trở nên phổ biến hơn trong giai đoạn này.

Cuối năm 2012, WordPress là công ty đầu tiên chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Sau đó là các công ty Newegg.com, Expedia và Microsoft. Hiện tại, mặc dù còn nhiều loại Cryptocurrency được chấp nhận rộng rãi như ETH, XRP,…nhưng Bitcoin đang là loại tiền mã hoá phổ biến nhất, được nhiều người dùng nhất.

Vai trò/Chức năng của Tiền mã hoá (Cryptocurrency)

Chức năng chủ yếu của tiền mã hoá là dùng để thanh toán. Tất cả hệ thống Tiền mã hoá đều liên kết với các hệ thống thanh toán nhằm đảm bảo tính bảo mật, tiện dụng cho khách hàng khi đầu tư vào đồng tiền đó.

Chức năng thanh toán của Tiền mã hoá được chia thành 4 nhóm chính:

Ưu điểm của Tiền mã hoá

Có giá trị vì tính khan hiếm

Hầu hết các loại Tiền mã hoá đều có tính khan hiếm, do mã nguồn của loại tiền đó quy định ngay từ đầu sẽ có bao nhiêu đơn vị được phát hành. Do đó Tiền mã hoá giống như kim loại quý, giúp chống lại lạm phát khi sử dụng tiền mặt.

Nới lỏng độc quyền ngoại tệ của chính phủ

Tiền mã hoá là một phương tiện trao đổi đáng tin cậy nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng hay các tổ chức tài chính, ví dụ như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay Ngân hàng Trung ương châu Âu. Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn đối với những ai thường lo lắng về việc nới lỏng định lượng (ngân hàng in tiền bằng cách phát hành trái phiếu) và các hình thức khác của chính sách tiền tệ.

Cộng đồng sẽ giám sát nhau

Khai thác mỏ là một cơ chế quản lý chất lượng của Tiền mã hoá. Họ sẽ nhận được thù lao cho công việc của mình, do đó đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và giá trị của tiền tệ.

Bảo mật

Bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của những người ủng hộ Tiền mã hoá. Người sử dụng sẽ chỉ sử dụng bút danh và không kết nối bất kỳ thông tin nào liên quan đến tài khoản hay dữ liệu cá nhân.

Không bị kiểm soát tài chính

Chính phủ dễ dàng đóng băng tài khoản của người dân hoặc đảo ngược các giao dịch của đồng nội tệ. Với Tiền mã hoá, mọi việc là không thể vì thông tin của giao dịch được lưu trữ trong hệ thống máy tính khắp nơi trên thế giới.

Tiết kiệm chi phí giao dịch

Các khái niệm về private-key hay ví sẽ giải quyết được tình trạng gian lận chi tiêu, đảm bảo Tiền mã hoá không bị lạm dụng bởi các hoạt động bất chính. Đồng thời tính năng bảo mật hoàn hảo giúp loại bỏ bộ xử lý thanh toán trung gian, chẳng hạn như Pay Pal hay VISA.

Việc loại bỏ trung gian này giúp các thợ mỏ trở thành người xử lý thanh toán thay thế. Họ sẽ nhận được thù lao thấp hơn 1% giá trị giao dịch. Quá hữu dụng so với mức phí 1.5% – 3% của thẻ tín dụng hay ví điện tử PayPal.

Giao dịch khắp nơi trên thế giới

Tiền mã hoá xử lý các giao dịch quốc tế tương đương với giao dịch nội địa. Đây là một lợi thế khá lớn khi thực hiện các giao dịch quốc tế liên quan đến tiền mặt. Thông thường việc chuyển tiền đi quốc tế khá tốn kém với mức phí từ 10 – 15% và mất khá nhiều thời gian.

Nhược điểm của Tiền mã hoá

Tạo điều kiện cho thị trường chợ đen

Đây là nhược điểm lớn nhất của Tiền mã hoá. Nhiều giao dịch trực tuyến thông qua thị trường chợ đen được thực hiện bằng Bitcoin và các loại Tiền mã hoá khác. Một ví dụ cụ thể chính là thị trường chợ đen Silk Road ưa chuộng việc sử dụng Bitcoin để mua bán ma tuý bất hợp pháp.

Điều đó cũng gây khó khăn cho Chính phủ khi theo dõi hoạt động của tội phạm, tuy nhiên cần lưu ý là nhà sáng lập của Silk Road đã bị bắt sau một thời gian điều tra khá dài.

Trốn thuế

Từ khi Tiền mã hoá không được nhiều quốc gia công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp. Do đó Tiền mã hoá đã nằm ngoài phạm vi kiểm soát tài chính và thu hút các hoạt động trốn thuế. Nhiều nhà sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng Bitcoin hay các loại Tiền mã hoá khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập. Điều đó cũng phổ biến ở những người bán hàng online.

Nguy cơ mất dữ liệu khi không đủ kiến thức

Những người ủng hộ Tiền mã hoá tin rằng nếu bảo mật tốt thì tiền tệ kỹ thuật số sẽ có thể thay đổi tiền mặt. Giao thức của Tiền mã hoá là bất khả xâm phạm, nó rất an toàn khi lưu trữ trên đám mây hay các thiết bị lưu trữ chuyên dụng.

Tuy nhiên nếu người dùng không có kiến thức trong việc bảo mật thì đó là một rủi ro khá lớn. Ngay cả khi lưu trữ trên đám mây vẫn có thể đối mặt với nguy cơ hỏng máy chủ hay bị ngắt kết nối Internet toàn cầu (chẳng hạn như ở Trung Quốc).

Biến động giá cao

Nhiều loại Tiền mã hoá dễ dàng bị thao túng bởi những người có khả năng kiểm soát nguồn cung, làm cho chúng dễ bị biến động giá trị.

Khó thanh khoản sang tiền mặt

Nói chung chỉ có những loại Tiền mã hoá phổ biến với giá trị vốn hoá thị trường cao mới có thể trao đổi trực tiếp sang tiền mặt nhanh chóng. Còn những loại khác không có sàn giao dịch riêng thì phải chuyển sang loại Tiền mã hoá phổ biến nhất, chẳng hạn như Bitcoin, mới có thể chuyển đổi thành tiền mặt.

Khó hoàn trả lại

Mặc dù các thợ mỏ là người làm trung gian xử lý các giao dịch, tuy nhiên họ không có nghĩa vụ phân xử các tranh chấp liên quan đến Tiền mã hoá. Điều đó có nghĩa là nếu bạn bị lừa khi giao dịch online, sẽ không ai đứng ra giải quyết giúp bạn.

Ngược lại, các phương thức thanh toán truyền thống như VISA hay Pay Pal có thể đứng ra giải quyết các vấn đề của khách hàng. Chính sách của họ sẽ xử lý được các vấn đề gian lận.

Phân biệt tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số và tiền ảo

Tiền kỹ thuật số là viết tắt cho phương thức số hóa các loại giao dịch tiền tệ. Ví dụ như thẻ điện thoại cũng là một dạng của tiền kỹ thuật số hay Vinid được các thành viên Vingroup sử dụng thanh toán dịch vụ là một loại tiền kỹ thuật số. Samsung Pay, VnPAY, Grap Pay, Timo… là những nền tảng ứng dụng để giúp giao dịch của khách hàng trở nên thuận tiện hơn thông qua kỹ thuật số. Về bản chất đây là những ứng dụng công nghệ thông tin để thanh toán theo hình thức điện tử cho những giao dịch tài chính thông thường.

Tiền mã hóa hay Cryptocurrency mô tả cho loại tiền mới được sáng tạo dựa trên ứng dụng công nghệ Blockchain. Nhiều người thường dùng từ tiền ảo để gọi Bitcoin, Ethereum hay cryptocurrency nói chung. Tuy nhiên, tiền mã hóa khác hoàn toàn tiền ảo nên không thể dùng cụm từ này được.

Lời kết

Trên đây là bài viết “Cryptocurrency là gì? Cryptocurrency hoạt động như thế nào?” một khái niệm cơ bản trong thế giới tiền ảo kỹ thuật số mà bạn cần phải tìm hiểu nếu muốn hiểu sâu hơn về các đồng tiền điện tử như Bit coin, Ethereum coin, Zcash, Litecoin,..Với những người mới tìm hiểu về Cryptocurrency thì sẽ khá khó hiểu và trừu trượng nhưng bạn có thể đọc đi đọc lại vài lần nhất định sẽ nắm được những kiến thức cơ bản. Hi vọng bài viết sẽ mang đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào hãy để lại dưới phần bình luận Facebook Blogtienao.com sẽ giải đáp cho bạn.

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Please enter your comment!
Please enter your name here

LATEST POSTS

Not Pixel (PX) là gì? Hướng dẫn chơi tựa game Not Pixel

Bên cạnh những cái tên Tap-to-Earn đình đám trên thị trường trong khoảng thời gian gần đây như Hamster Kombat và BeraSig thì thế giới...

KCEX là gì? Hướng dẫn mở tài khoản KCEX

KCEX là gì? KCEX là sàn giao dịch tiền điện tử tập trung, cung cấp trải nghiệm giao dịch đa dạng, phí thấp và an toàn....

Hướng dẫn đào HOT token trên Telegram

HOT token - một dự án trên hệ sinh thái Near Protocol. Được các sàn điện tử lớn như Binace, OKX, HTX, Bybit, MEXC,... hỗ...

Hơn 1 triệu User Telegram đăng ký Ví tự lưu ký của NEAR Protocol chỉ sau 10 ngày

Con số ấn tượng với hơn 1 triệu người dùng Telegram đã tạo ví HERE, ví tự lưu lý được thiết kế cho Giao thức...
spot_img

Most Popular