Bitcoin hiện đang là đồng tiền được sử dụng rộng rãi trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, rất nhiều nhà đầu tư Bitcoin tại VietNam khi mới tìm hiểu về Bitcoin luôn đặt ra những câu hỏi đại loại như: “Bitcoin có hợp pháp không?”, “Bitcoin có lừa đảo hay đa cấp không?”, “Bitcoin có bị cấm ở Việt Nam”,..dẫn đến việc lo sợ khi mua bán Bitcoin. Nhiều người tự tìm kiếm các quy định của pháp luật về Bitcoin, về việc kinh doanh Bitcoin ở Việt Nam và thế giới.
Bài viết này Blog tiền ảo sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích về tính hợp pháp của Bitcoin tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới để bạn nắm được, từ đó có thể thoải mái và không lo lắng khi đầu tư vào Bitcoin hay bât cứ đồng tiền điện tử nào khác.
Bitcoin có phải là tiền ảo không? Hay có tên gọi nào khác?
Theo viện nghiên cứu tiền tệ, đại học công nghệ và tài chính California-Irvine thì còn nhiều tranh cãi cho loại tiền ảo bitcoin này, nhất là về tên gọi, gọi thế nào cho đúng, trong các tên của nó thì mỗi chuyên gia đều có 1 cách gọi cho loại tiền này như : Tiền kỹ thuật số (digital currency, digital cash), Tiền ảo (virtual currency), Tiền điện tử (electronic currency), hoặc tiền mã hóa (cryptocurrency)…
Với người phát minh ra loại tiền này là Satoshi Nakamoto, anh ta gọi tiền Bitcoin là electronic cash, cash hiểu theo tiếng anh tức là dạng tiền quy ước, nó giống mấy loại cash trong casino người ta quy ước giá trị của nó qua màu sắc, theo ý của Satoshi nó là loại tiền điện tử quy ước thôi.
Những ưu điểm nổi bật của Bitcoin có thể bạn chưa biết
Bitcoin có 3 đặc tính hữu ít đó là “Khó kiếm được”, “có giới hạn trong việc cung cấp và phát hành”, “Dễ dàng xác minh tức là khi có tiền chuyển đổi được ngay” theo Economist tháng 1 năm 2015. Các nhà kinh tế định nghĩa tiền là loại hàng hóa có giá trị, có giá trị quy đổi hàng hóa khác, vì là hàng hóa nên tiền cũng có lúc tăng giá, và bị mất giá có tính quy đổi giá trị với các loại tiền tệ khác,.. đặc điểm của tiền là do chính quyền của 1 quốc gia nào đó mới có đặc quyền sản xuất, còn bitcoin thì ngược lại, nó do 1 người bình thường sang lập nên, Bitcoin gần như đáp ứng mọi tiêu chí của đồng tiền, đặc biệt nó có thể chia lẻ ở đơn vị nhỏ nhất dễ già thối lại cho người mua hàng khi đến các cửa hàng bán lẻ.
Các nhà báo, học giả cũng tham gia tranh luận nên gọi Bitcoin là gì, 1 số tranh luận xoay quanh ở chỗ thực và ảo, để người ta phân biệt, nhưng đối với nhiều người có thể giao dịch bitcoin trực tiếp thông qua QR code trên smart phone (điện thoại thông minh) thì họ gọi Bitcoin là tiền thật. The Wall Street Journal tuyên bố bitcoin là loại hàng hóa vào tháng 5 năm 2013. 1 nhà báo của tạp chí Forbes gọi đó là digital collectible (bộ sưu tập kỹ thuật số), 2 nhà khoa học của đại học Amsterdam đề xuất thuật ngữ chung là “money-like informational commodity” loại tiền như hàng hóa thông tin. Hiện tại Bitcoin đang được xem như Vàng 2.0 vì có những tính chất sau của tiền tệ: Đáng giá, lưu thông, dự trữ, thanh toán.
Ngoài ra, khác với những đồng tiền được ban hành bởi chính phủ, Bitcoin có thêm những ưu điểm sau:
Các doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin
Trong năm 2016, số lượng các doanh nghiệp chấp nhận Bitcoin đã vượt qua 122.000. Tính đến tháng 12 năm 2014, các công ty lớn chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin bao gồm: Atomic Mall, Clearly Canadian, Dell, Dish Network, Dynamite Entertainment, Expedia, Microsoft, Newegg, PrivateFly, Overstock.com, Sacramento Kings, TigerDirect, Time Inc., Virgin Galactic, Valve và Zynga. Tính đến tháng 9 năm 2014, PayPal đã cho phép các doanh nghiệp ở Bắc Mỹ sử dụng hệ thống của họ để nhận thanh toán bằng Bitcoin.
Các tổ chức quyên góp chấp nhận bitcoin bao gồm: Greenpeace, The Mozilla Foundation, and The Wikimedia Foundation, Kể cả 1 số nghị sĩ, ứng cử viên chính trị Mỹ cũng chấp nhận bitcoin, ứng cử viên quốc hội dân chủ Mỹ tại New York là Jeff Kurzon tuyên bố chấp nhận Bitcoin trong chiến dịch tranh cử. Tính pháp lí : Vì tính chất ẩn danh trong giao dịch, Bitcoin được tội phạm mạng quan tâm. Tuy nhiên, cũng giống như các loại tiền tệ khác, Bitcoin cũng như vàng hay tiền mặt, đều được dùng như vật trung gian để rửa tiền.
Tại Việt Nam, chỉ có một số ít dịch vụ chấp nhận Bitcoin. Tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp toàn cầu cho phép người Việt Nam thanh toán bằng Bitcoin cho dịch vụ của họ, tiêu biểu là: Dịch vụ nạp thẻ điện thoại BitRefill, dịch vụ mua vé máy bay, đặt khách sạn và thuê ô tô tại Expedia, mua hàng trực tuyến tại OverStock, OpenBazaar hoặc tại các Dark Net Market, mua thẻ quà tặng tại Gyft, mua tên miền và dịch vụ máy chủ tại NameCheap, mua VPN tại BitVPN, mua quần áo thời trang tại ASOS, và một loạt các dịch vụ nhỏ khác tại Fiverr.
Tại thời điểm cuối năm 2016, đã có trên 800 máy Bitcoin ATM trên toàn cầu, phần lớn (500+) nằm tại Mỹ, và có 3 máy Bitcoin ATM tại Việt Nam.
Bitcoin có lừa đảo hay là một mô hình đa cấp (Ponzi) không?
Bản chất của mô hình đa cấp (Ponzi) là lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước. Có rất nhiều nhà báo khác nhau từ Việt Nam và quốc tế đã bày tỏ lo ngại rằng Bitcoin có thể là một mô hình lừa đảo đa cấp dạng Ponzi. Tuy nhiên, báo cáo từ World Bank năm 2014 kết luận rằng “trái với ý kiến của nhiều người, Bitcoin không phải là mô hình lừa đảo Ponzi”. Trái với mô hình Ponzi, Bitcoin không có một chủ thể quản lý, không tồn tại các lời hứa đặc trưng cho lợi nhuận, và người dùng có thể bắt đầu với một số lượng nhỏ Bitcoin mà không tồn tại các gói đầu tư tối thiểu.
Mặc dù mạng lưới Bitcoin không phải là mô hình đa cấp, tuy nhiên, cần nhận biết rõ rằng các chủ thể có thể lợi dụng Bitcoin cho các hình thái lừa đảo riêng của họ như một dạng hàng hoá hoặc phương tiện thanh toán. Tại Việt Nam, hình thức lừa đảo Ponzi phổ biến nhất là kinh doanh đa cấp, chơi hụi, mô hình cho – nhận, chương trình đầu tư lợi suất cao (HYIP). Để lợi dụng uy tín có sẵn của Bitcoin trên thế giới, những mô hình này thường trá hình bằng cách gọi tên mạng lưới của mình là 1 sàn giao dịch Bitcoin mặc dù mô hình đó không có chức năng chính để chuyển đổi tiền tệ, qua đó làm cho công chúng nhầm lẫn với mạng lưới Bitcoin thực sự.
Về bản chất thì những mô hình Ponzi này chỉ sử dụng Bitcoin giống như đô la Mỹ hay vàng để nhận đầu tư một cách lừa đảo và sẽ đột nhiên biến mất vào một thời điểm khó biết trước. Bitcoin là 1 phương tiện thanh toán yêu thích của các mô hình Ponzi vì phương thức thanh toán này ẩn danh, không thể bị bồi hoàn, và không bị các quy định pháp luật ràng buộc. Vào tháng 9 năm 2014, Ủy ban Chứng Khoán và Sàn Giao Dịch Mỹ (SEC) đã tuyên phạt công ty và chủ tịch Bitcoin Savings and Trust 40 triệu đô la Mỹ vì đã điều hành 1 mạng lưới Ponzi sử dụng Bitcoin trả lãi 7% mỗi tuần từ năm 2011 tới năm 2012.
Tính hợp pháp của đồng tiền Bitcoin tại Việt Nam
Hiện tại, chưa có bất kỳ quy định hay khung pháp lý nào để quản lý việc giao dịch Bitcoin từ phía Chính phủ: Tháng 2 năm 2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông cáo báo chí, trong đó đã ghi rằng việc sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán không được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Như vậy, khi không công nhận Bitcoin là tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phủ nhận thẩm quyền của mình đối với Bitcoin. Ngoài ra, Bộ Công Thương hiện tại vẫn chưa công nhận Bitcoin là hàng hoá hay dịch vụ, phủ nhận thẩm quyền của mình đối với Bitcoin. Việc này cũng đồng thời bãi bỏ cơ sở để thu thuế Bitcoin vì không thể đưa được Bitcoin vào danh mục hàng hóa hay dịch vụ để thu thuế.
Ngày 21 tháng 8 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt đề án hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo, trong đó có Bitcoin. Đây là tín hiệu chính thức từ phía Chính phủ rằng các giao dịch Bitcoin sẽ được hợp pháp hóa vào tháng 8 năm 2018 với khả năng phân loại Bitcoin vào danh mục tài sản ảo.
Như vậy, việc giao dịch, sở hữu, cày Bitcoin tại Việt Nam không phải là vi phạm pháp luật mà là chưa được điều chỉnh. Thực tế, “chưa điều chỉnh” là dạng hợp pháp tốt nhất cho doanh nghiệp vì không bị ràng buộc bởi các quy định. Hiện tại, ở Việt Nam đã có 2 sàn giao dịch Bitcoin được đăng ký chính thức dưới danh nghĩa doanh nghiệp đã hoạt động từ tháng 3 năm 2014 cho tới nay và vẫn không hề bị hạn chế về giao dịch Bitcoin.
Lời kết
Trên đây là bài viết “Tính hợp pháp của Bitcoin tại Việt Nam và trên thế giới” đọc xong bài này mình nghĩ các bạn cũng đã hiểu được Bitcoin có hợp pháp ở Việt Nam hay không và nó không phải là một mô hình đa cấp, lừa đảo gì cả mà chỉ đơn giản là chưa được hợp pháp hóa, nhưng cũng không bị cấm ở VietNam, tất nhiên việc mua bán Bitcoin, đào Bitcoin cũng không vi phạm pháp luật. Hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.
Nếu bạn đang tìm hiểu về đầu tư Bitcoin, chưa biết đầu tư như thế nào? cần bao nhiều tiền và nên chú ý gì khi đầu tư vào Bitcoin thì xem bài này nhé: Có nên đầu tư vào Bitcoin? 3 Điều phải biết khi đầu tư Bitcoin.
Từ khóa tìm kiếm tới bài viết: Bitcoin có hợp pháp không, bitcoin có bị cấm ở việt nam, bitcoin lừa đảo, bitcoin đa cấp, các quốc gia công nhận bitcoin, các quốc gia chấp nhận bitcoin, bitcoin ở việt nam, đồng tiền bitcoin ở việt nam, đồng bitcoin có phải là tiền không, bitcoin hợp pháp, kinh doanh bitcoin có phạm luật không, đào bitcoin có phạm luật, bitcoin có hợp pháp không, đào bitcoin có vi phạm không, đào bitcoin có phạm luật, quy định về bitcoin, luat viet nam ve bitcoin, quy định của pháp luật về tiền ảo, quy định về tiền ảo, tiền điện tử ở việt nam, quản lý tiền ảo, kinh doanh đồng tiền điện tử.
Theo Vi.wikipedia.org
Biên soạn lại bởi Blogtienao.com