Cryptocurrency là gì? Trong bài viết này sẽ giải thích những điều quan trọng nhất về cryptocurrency. Sau khi bạn đã đọc nó, bạn sẽ biết nhiều hơn về nó hơn hầu hết những người khác.
Cryptocurrency là gì?
Cryptocurrency hay còn được gọi với tên tiếng việt như tiền điện tử, tiền ảo hay tiền kỹ thuật số là một giao thức mật mã hay một hệ thống mã hoá phức tạp dùng để chuyển hoá dữ liệu nhạy cảm nhằm bảo tồn giá trị của các đơn vị trao đổi. Cryptocurrency được xây dựng bằng mật mã toán học và các nguyên tắc kỹ thuật máy tính tiên tiến nhất, khiến cấu trúc của nó không thể bị phá vỡ. Do đó các đơn vị giá trị của Cryptocurrency được bảo vệ khỏi các hình thức giả mạo hay gian lận. Giao thức này cũng che dấu thông tin chi tiết giao dịch của người sử dụng Cryptocurrency.
Những đặc điểm của Cryptocurrency – tiền điện tử
Điểm nhấn của Cryptocurrency chính là hệ thống quản lý phân cấp. Nguồn cung và giá trị của Cryptocurrency được kiểm soát bởi người dùng và giao thức mật mã phức tạp của nó, hoàn toàn không có sự can thiệp của bên thứ ba, ngân hàng trung ương hay cơ quan quản lý nào. Ngoài ra các thợ mỏ sẽ là người sử dụng sức mạnh tính toán để ghi nhận các giao dịch và tạo ra các đơn vị Cryptocurrency mới. Thợ mỏ sẽ nhận một khoản phí giao dịch như phần thưởng cho công việc của mình. Đây là một bộ phận quan trọng giúp mạng lưới Cryptocurrency hoạt động ổn định.
Cryptocurrency có thể trao đổi bằng tiền mặt tại các sàn giao dịch, nghĩa là sẽ có tỷ giá hối đoái dành riêng cho mỗi loại Cryptocurrency với các đồng tiền trên thế giới (như đồng đô la Mỹ, Bảng Anh, Yen Nhật hay Euro).
Hầu như mọi Cryptocurrency đều có nguồn cung hữu hạn, nhưng không phải là tất cả. Cùng với thời gian, việc khai thác Cryptocurrency sẽ trở nên khó khăn hơn cho đến khi toàn bộ nguồn cung được khai thác hết.
Với bản chất độc lập về mặt chính trị và khả năng bảo mật dữ liệu khỏi các xâm phạm, người dùng Cryptocurrency sẽ có những lợi thế hơn so với tiền mặt. Chẳng hạn như Chính phủ tại quốc gia bạn sống dễ dàng đóng băng tài khoản ngân hàng bằng quyền lực của mình, nhưng họ không thể làm điều tương tự với Cryptocurrency.
Về mặt khác, khi sử dụng Cryptocurrency nghĩa là bạn chấp nhận các loại rủi ro liên quan, chẳng hạn như tính thanh khoản của thị trường và những biến động giá trị.
Cryptocurrency hoạt động như thế nào ?
Mã nguồn và công nghệ đằng sau Cryptocurrency rất phức tạp, phải cần rất nhiều kiến thức để có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản và thông thạo hơn.
Về mặt chức năng, hãy xem ví dụ về Bitcoin – một biến thể lớn nhất của Cryptocurrency. Giống như tiền tệ bình thường, giá trị của Cryptocurrency được quy định bằng các đơn vị – “Khi tôi có 1 Bitcoin, cũng giống như bạn hiểu tôi có 1 USD.”
Blockchain
Blockchain (chuỗi khối) của một Cryptocurrency là một cuốn sổ cái ghi chép và lưu trữ thông tin các giao dịch, đồng thời xác nhận quyền sở hữu các đơn vị Cryptocurrency tại bất kỳ thời điểm nào. Chuỗi khối này có chiều dài hữu hạn và kích thước tăng trưởng theo thời gian.
Bản sao của Blockchain được lưu trữ tại mỗi node trên khắp thế giới khi vận hành phần mềm Cryptocurrency – do đó hệ thống này có thể gọi là một máy chủ phân tán. Các thợ mỏ sẽ thay phiên nhau liên tục xác nhận và ghi chép lại các giao dịch.
Mỗi một giao dịch Cryptocurrency được coi là hoàn tất khi nó được thêm thành công vào Blockchain, việc này thường mất vài phút – tuỳ thuộc vào sức mạnh tính toán của hệ thống. Khi giao dịch hoàn tất thì mọi thứ sẽ không thể thay đổi, hay cụ thể là đảo ngược giao dịch.
Nếu xảy ra tình trạng lag khi đang bắt đầu quyết toán giao dịch, đơn vị Cryptocurrency này sẽ không thể sử dụng bởi một trong hai bên. Do đó Blockchain sẽ ngăn ngừa việc gian lận chi tiêu (Double Spending) hoặc các thao tác nhân đôi đơn vị Cryptocurrency và gửi cho nhiều người.
Private Key
Bất kỳ ai nắm giữ Cryptocurrency phải có private-key để chứng minh quyền sở hữu và cho phép thực hiện việc trao đổi. Người dùng có thể tạo private-key cho riêng họ. Định dạng của private-key là một chuỗi từ 1 đến 78 chữ số, hoặc có thể sử dụng chương trình tự tạo ra những số ngẫu nhiên. Khi có được private-key, người dùng có quyền sử dụng Cryptocurrency và ngược lại.
Đây là một tính năng bảo mật rất cao nhằm giảm thiểu tối đa hành vi trộm cắp và sử dụng bất hợp pháp. Tuy nhiên cũng khá phiền toái khi làm mất private-key, điều đó tương tự như bạn ném tiền vào lò lửa, không bao giờ lấy lại được.
Ví
Ví dùng để chứng minh bản thân người sử dụng là chủ sở hữu tạm thời của các đơn vị Cryptocurrency. Hầu hết các sàn giao dịch đều cung cấp dịch vụ ví Cryptocurrency, tuy nhiên ví này rất dễ bị hack.
Ngoài ra ví còn có thể được lưu trữ trên đám mây, trong một ổ cứng hoặc một thiết bị chuyên dụng. Bất kể bạn sử dụng loại ví nào, việc sao lưu là điều rất cần thiết.
Thợ mỏ
Thợ mỏ là thành phần chính trong cộng đồng Cryptocurrency và gián tiếp tác động vào giá trị của Cryptocurrency. Thợ mỏ nắm giữ sức mạnh tính toán, thường được gom cụm lại thành một tập thể hàng chục người. Các thợ mỏ sử dụng sức mạnh tính toán của mình để xác thực và bảo vệ Blockchain.
Khái niệm thợ mỏ trong hệ sinh thái Cryptocurrency giống như công việc của thợ mỏ theo nghĩa đen – họ khai thác những đơn vị Cryptocurrency mới. Khoản tiền thù lao cho thợ mỏ chia làm hai phần: phần cố định khi họ khai thác ra những đơn vị Cryptocurrency mới và phần công việc mà họ nhận khi xác thực cho giao dịch nào đó (thường ít hơn 1% tổng giá trị giao dịch).
Thợ mỏ có quyền ưu tiên cho các giao dịch có mức phí cao nhất, điều này khuyến khích người thực hiện giao dịch trả mức phí cao để nhận được tốc độ xác thực nhanh nhất.
Cryptocurrency sẽ tự điều chỉnh lượng điện năng khai thác để tạo ra bản sao Blockchain mới – do đó độ khó khi đào sẽ tăng lên. Mục đích của việc này nhằm giữ khoảng cách cho những chuỗi mới ra đời kịp lúc – chẳng hạn như Bitcoin là 10 phút và Litecoin là 2.5 phút.
Nguồn cung hữu hạn
Hầu hết các Cryptocurrency được thiết kế để có một nguồn cung hữu hạn. Do đó các thợ mỏ sẽ nhận được rất ít đơn vị Cryptocurrency khi đi tới cuối chặng đường khai thác. Khi tới giai đoạn đó, thợ mỏ chỉ nhận được phần phí xác nhận giao dịch của họ.
Điều này hiện chưa xảy ra với bất kỳ Cryptocurrency nào. Các chuyên gia nhận định rằng những đơn vị Bitcoin cuối cùng sẽ được đào vào giữa thế kỷ 22. Đó là lý thuyết cơ bản của nguồn cung hữu hạn.
Ưu điểm của Cryptocurrency
Có giá trị vì tính khan hiếm
Hầu hết các loại Cryptocurrency đều có tính khan hiếm – mã nguồn quy định ngay từ đầu sẽ có bao nhiêu đơn vị được phát hành. Do đó Cryptocurrency giống như kim loại quý, giúp chống lại lạm phát khi sử dụng tiền mặt.
Nới lỏng độc quyền ngoại tệ của chính phủ
Cryptocurrency là một phương tiện trao đổi đáng tin cậy nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng hay các tổ chức tài chính, ví dụ như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hay Ngân hàng Trung ương châu Âu. Điều này sẽ tạo sức hấp dẫn đối với những ai thường lo lắng về việc nới lỏng định lượng (ngân hàng in tiền bằng cách phát hành trái phiếu) và các hình thức khác của chính sách tiền tệ.
Cộng đồng sẽ giám sát nhau
Khai thác mỏ là một cơ chế quản lý chất lượng của Cryptocurrency. Họ sẽ nhận được thù lao cho công việc của mình, do đó đảm bảo tính toàn vẹn của hệ thống và giá trị của tiền tệ.
Bảo mật
Bảo mật là mối quan tâm hàng đầu của những người ủng hộ Cryptocurrency. Người sử dụng sẽ chỉ sử dụng bút danh và không kết nối bất kỳ thông tin nào liên quan đến tài khoản hay dữ liệu cá nhân.
Không bị kiểm soát tài chính
Chính phủ dễ dàng đóng băng tài khoản của người dân hoặc đảo ngược các giao dịch của đồng nội tệ. Với Cryptocurrency, mọi việc là không thể vì thông tin của giao dịch được lưu trữ trong hệ thống máy tính khắp nơi trên thế giới.
Tiết kiệm chi phí giao dịch
Các khái niệm về private-key hay ví sẽ giải quyết được tình trạng gian lận chi tiêu, đảm bảo Cryptocurrency không bị lạm dụng bởi các hoạt động bất chính. Đồng thời tính năng bảo mật hoàn hảo giúp loại bỏ bộ xử lý thanh toán trung gian, chẳng hạn như Pay Pal hay VISA.
Việc loại bỏ trung gian này giúp các thợ mỏ trở thành người xử lý thanh toán thay thế. Họ sẽ nhận được thù lao thấp hơn 1% giá trị giao dịch. Quá hữu dụng so với mức phí 1.5% – 3% của thẻ tín dụng hay Pay Pal.
Giao dịch khắp nơi trên thế giới
Cryptocurrency xử lý các giao dịch quốc tế tương đương với giao dịch nội địa. Đây là một lợi thế khá lớn khi thực hiện các giao dịch quốc tế liên quan đến tiền mặt. Thông thường việc chuyển tiền đi quốc tế khá tốn kém với mức phí từ 10 – 15% và mất khá nhiều thời gian.
Nhược điểm của Cryptocurrency
Tạo điều kiện cho thị trường chợ đen
Đây là nhược điểm lớn nhất của Cryptocurrency. Nhiều giao dịch trực tuyến thông qua thị trường chợ đen được thực hiện bằng Bitcoin và các loại Cryptocurrency khác. Một ví dụ cụ thể chính là thị trường chợ đen Silk Road ưa chuộng việc sử dụng Bitcoin để mua bán ma tuý bất hợp pháp.
Điều đó cũng gây khó khăn cho Chính phủ khi theo dõi hoạt động của tội phạm – tuy nhiên cần lưu ý là nhà sáng lập của Silk Road đã bị bắt sau một thời gian điều tra khá dài.
Trốn thuế
Từ khi Cryptocurrency không được nhiều quốc gia công nhận là một loại tiền tệ hợp pháp. Do đó Cryptocurrency đã nằm ngoài phạm vi kiểm soát tài chính và thu hút các hoạt động trốn thuế. Nhiều nhà sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho nhân viên bằng Bitcoin hay các loại Cryptocurrency khác nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế thu nhập. Điều đó cũng phổ biến ở những người bán hàng online.
Nguy cơ mất dữ liệu
Những người ủng hộ Cryptocurrency tin rằng nếu bảo mật tốt thì tiền tệ kỹ thuật số sẽ có thể thay đổi tiền mặt. Giao thức của Cryptocurrency là bất khả xâm phạm, nó rất an toàn khi lưu trữ trên đám mây hay các thiết bị lưu trữ chuyên dụng.
Tuy nhiên nếu người dùng không có kiến thức trong việc bảo mật thì đó là một rủi ro khá lớn. Ngay cả khi lưu trữ trên đám mây vẫn có thể đối mặt với nguy cơ hỏng máy chủ hay bị ngắt kết nối Internet toàn cầu (chẳng hạn như ở Trung Quốc).
Biến động giá cao
Nhiều loại Cryptocurrency dễ dàng bị thao túng bởi những người có khả năng kiểm soát nguồn cung, làm cho chúng dễ bị biến động giá trị.
Khó thanh khoản sang tiền mặt
Nói chung chỉ có những loại Cryptocurrency phổ biến với giá trị vốn hoá thị trường cao mới có thể trao đổi trực tiếp sang tiền mặt nhanh chóng. Còn những loại khác không có sàn giao dịch riêng thì phải chuyển sang loại Cryptocurrency phổ biến nhất, chẳng hạn như Bitcoin, mới có thể chuyển đổi thành tiền mặt.
Khó hoàn trả lại
Mặc dù các thợ mỏ là người làm trung gian xử lý các giao dịch, tuy nhiên họ không có nghĩa vụ phân xử các tranh chấp liên quan đến Cryptocurrency. Điều đó có nghĩa là nếu bạn bị lừa khi giao dịch online, sẽ không ai đứng ra giải quyết giúp bạn.
Ngược lại, các phương thức thanh toán truyền thống như VISA hay Pay Pal có thể đứng ra giải quyết các vấn đề của khách hàng. Chính sách của họ sẽ xử lý được các vấn đề gian lận.
Tương lai của Cryptocurrency là gì?
Trường hợp sử dụng được biết đến nhiều nhất của cryptocurrency là:
Một tiền tệ số cho phép mọi người lưu trữ và giao dịch mà không bận tâm đến ngân hàng hay biên giới quốc gia.
Arran Stewart, đồng sáng lập của nền tảng tuyển dụng blockchain là Job.com giải thích rằng:
“Cryptocurrency có thể trở thành nền tảng tiền tệ toàn cầu và có khả năng thay thế các công cụ thanh toán truyền thống. Trong tương lai, bạn có thể trả tiền cho bữa trưa bằng ví cryptocurrency, mà không cần đến thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán, hay tiền mặt. Hãy nghĩ đến nhiều thứ bạn có thể mua và trả ngay trong ngày mà cryptocurrency có thể thay thế.”
Hơn thế, cốt lõi của cryptocurrency – công nghệ blockchain có thể phát triển dưới nhiều hình dạng thú vị. Như trong công ty của Stewart dùng để kết nối người tuyển dụng và những ứng viên. Hoặc, như nền tảng cryptocurrency là Ethereum có thể lập trình để thực thi smart contract – thanh toán nợ tự động chẳng hạn. Một số nền tảng cryptocurrency và token khác còn không liên quan gì đến tài chính nữa.
Như công ty StormX của Yu chẳng hạn:
“Thực tế hiện nay là phí freelancer cao, phí hoạt động cao, và nhiều cơ hội mang đến rắc rối hơn là giá trị. Nền tảng của StormX cho phép user kiếm được cryptocurrency bằng cách dùng thử sản phẩm, dịch vụ, games hoặc những ứng dụng mới, và rồi đầu tư hay giao dịch số cryptocurrency kiếm được đó. Hơn hết, nền tảng còn hỗ trợ những công việc nhiều kỹ năng như code, viết blog, biên tập video, trả lời câu hỏi, biên dịch nội dung hay lập trình website – và được trả tiền ngay lập tức thông qua app.”
Yu tin rằng với blockchain, Millennials có thể cách mạng hóa toàn bộ việc làm.
“Văn hóa việc làm hiện nay – dựa trên cách mạng công nghiệp – đã lỗi thời với tiềm năng của cá nhân, đời sống công việc và thu nhập từ đầu tư thời gian và nỗ lục, cũng như là cơ hội thăng tiến.”
Nền tảng như StormX cung cấp sự tự do và tính linh hoạt hơn.
“Công nghệ blockchain đòn bẩy có thể giúp thế hệ Millennials tìm kiếm cơ hội việc làm từ khắp mọi nơi họ muốn, khi nào họ thấy phù hợp, và không stress vì chờ đợi một nhà tuyển dụng trả lương. Điều này cho phép giới trẻ tự tạo ra cơ hội cho mình, tự giáo dục, và nâng cao chất lượng cuộc sống mà không cần đến tình trạng kinh tế hay vị trí cố định.”
Thông tin được tham khảo từ Forbes và các nguồn thông tin trên internet.
Daututienao.com tổng hợp