Cơ quan quản lý tài chính của Nhật Bản được cho là đang xem xét việc thay đổi khuôn khổ các quy định hiện tại của mình trong việc điều tiết các giao dịch tiền điện tử nhằm tăng cường các tiêu chuẩn bảo vệ khách hàng và các tài sản đầu tư an toàn hơn.
Vào tháng Tư năm 2017, Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) – Cơ quan giám sát tài chính và cơ quan giám sát của Nhật Bản – đã ban hành luật trong đó công nhận bitcoin là phương thức thanh toán hợp pháp sau khi sửa đổi Đạo luật Dịch vụ Thanh toán của quốc gia. Quy định này cũng yêu cầu các nhà điều hành các sàn trao đổi tiền điện tử hoạt động trong nước phải đăng ký với FSA và nhận được giấy phép từ cơ quan quản lý.
Hơn một năm sau, cơ quan quản lý hiện đang xem xét lại hệ thống các quy định trong nền tảng của luật đã ban hành trước đây về giao dịch tiền điện tử sau khi xác định rằng các cơ chế bảo vệ khách hàng hiện tại theo yêu cầu của Đạo luật dịch vụ thanh toán là không đủ mạnh, theo một báo cáo của Sankei.
Cụ thể, FSA được cho là đang xem xét đưa các quy định trong lĩnh vực trao đổi tiền điện tử về phạm vi quản lý của Đạo luật Tài chính và Trao đổi Tài chính (FIEA), để công nhận và áp dụng các luật áp dụng cho các công ty chứng khoán truyền thống và môi giới chứng khoán.
FIEA quy định rằng các công ty chịu sự quản lý theo luật được yêu cầu quản lý các quỹ khách hàng tách biệt với các tài sản của công ty. Nói chung, FIEA có các tiêu chuẩn bảo vệ nhà đầu tư mạnh mẽ hơn nhiều, báo cáo cho thấy, với các quy tắc nghiêm ngặt để kiểm tra hoạt động như giao dịch nội gián.
Bản báo cáo chỉ ra việc để xảy ra vụ đánh cắp 530 triệu đô la Mỹ của NEM trong tháng 1 từ của các thẻ NEM trong hoạt động trao đổi tiền điện tử dựa trên nền tảng Tokyo Coincheck là lý do chính cho sự thay đổi của các quy định trên.
Việc xảy ra vụ đánh cắp tiền điện tử lớn nhất mọi thời đại dưới sự quản lý của FSA đã dẫn tới việc tăng cường các hoạt động giám sát của tổ chức này vào lĩnh trao đổi tiền điện tử thông qua hoạt động ‘kiểm tra đột xuất ‘ với các giao dịch, lệnh tạm ngừng kinh doanh , hoặc từ chối một đăng ký trao đổi tiền điện tử từ một ứng dụng đáng ngờ và, gần đây nhất, là việc gửi yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh đến sáu sàn trao đổi tiền điện tử lớn được cấp phép hoạt động trong nước.
Nếu sự thay đổi được đề xuất ở trên được áp dụng để điều chỉnh trao đổi tiền điện tử trong phạm vi quản lý của FEIA, tiền điện tử sẽ được phân loại là ‘sản phẩm tài chính’. Điều này, đến lượt nó, có thể tạo cơ hội mở đường đưa tiền điện tử tiếp cận với các thị trường tài chính. Cuối năm ngoái, Sàn giao dịch tài chính Tokyo – một sàn giao dịch hợp đồng tương lai lớn của Nhật Bản – đã tiết lộ kế hoạch hỗ trợ bitcoin như một sản phẩm tài chính.
Ảnh nổi bật từ Shutterstock.
Theo ccn.com