Please enter CoinGecko Free Api Key to get this plugin works.
Please enter CoinGecko Free Api Key to get this plugin works.
Trang chủTiền ẢoDeep Web là gì? Tìm hiểu mối liên hệ giữa DeepWeb với...

Deep Web là gì? Tìm hiểu mối liên hệ giữa DeepWeb với Tiền Điện Tử

-

Đối với dân mạng bình thường thì có lẽ họ rất ít nghe về Deep Web, nhưng đối với dân IT chúng tôi thì thuật ngữ này luôn luôn HOT khi chúng tôi đang bàn một chủ đề nào đó liên quan tới nó. Vậy tại sao mọi người luôn luôn tò mò về nó, nó có đáng sợ như thế không? Nó liên quan gì tới Tiền Điện Tử? Hãy cùng Blogtienao đi vào tìm hiểu nhé.

Deep Web là gì?

Theo Wiki, Deep Web (Web chìm) hay còn gọi là mạng chìm, web ẩn là từ dùng để chỉ các trang hoặc nội dung trên thế giới mạng World Wide Web (WWW) không thuộc về Web nổi (là những web mà chúng ta có thể truy cập hàng ngày), gồm những trang không được đánh dấu, không thể tìm kiếm được khi dùng các công cụ tìm kiếm thông thường như google hay bing. Nội dung của web chìm ẩn bên dưới các bản mẫu HTML, và có thể yêu cầu mật khẩu hoặc truy cập bảo mật khác qua trang web công cộng.

Nói cho nôm na và dễ hiểu thì Khái niệm Deep Web được sử dụng để chỉ tất cả những trang web mà các máy tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo… không thể tìm thấy.

Deepweb là gì

Nguồn Gốc Của Deepweb

Trong một bài viết vào/1996 của Frank Garcia: “Một trang web được thiết kế hợp lý, nhưng người lập ra trang web đó đã không để ý tới việc đăng ký nó với bất kỳ máy tìm kiếm nào. Vì vậy, không ai tìm thấy nó và nó được ẩn. Tôi gọi đó là web ẩn (invisible Web).

Và thuật ngữ ám chỉ “Invisible Web” được 2 cao nhân là Bruce Mount và Matthew B. Koll sử dụng tại Personal Library Software, trong một miêu tả về các công cụ deep Web được tìm thấy trong một ấn phẩm vào tháng 12/1996. Từ đấy, thuật ngữ Deep Web xuất hiện và được mọi người công nhận.

Trong một báo cáo hồi xa xưa mà mình có đọc thì có tới 99% tất cả các dữ liệu nằm ở Deepweb, thậm chí hiện nay có báo cáo là 99.97% dữ liệu nằm ở đó. Có nghĩa là toàn bộ dữ liệu mà chúng ta đang xem, đọc, nghiên cứu google, youtube, báo chí, chỉ chiếm 0.03% mà thôi, thật là ghê ghớm phải không!!!

Deep Web Là gì?

Mối Liên Hệ Giữa Deep Web và Tiền Điện Tử?

Chúng ta bắt đầu tò mò, bởi vì chúng ta là những người yêu công nghệ, và từ đó chúng ta luôn tìm hiểu mối liên hệ này như thế nào? Trước khi đi vào điều này thì chúng ta hãy tìm hiểu có gì ở dưới đó trước nhé. Theo tìm hiểu từ nhiều nguồn khác nhau, thì đây là nơi khá lý tưởng dành cho những mục đích khó nói, có thể là tội phạm, có thể là ẩn danh, có thể là cả chính trị trong đó, nhưng nó bao hàm những cái sau đây:

Mối tương quan giữa Deep Web và tiền điện tử

Để giao dịch những thứ trên, thì phải làm gì? Nếu giao dịch tiền thật thì sẽ bị lộ và bị tóm bất cứ lúc nào, cần một phương tiện trung gian và đó chính là tiền điện tử CryptoCurrency mà chúng ta hay nhắc tới. Tiện thể ở đây, Blogtienao sẽ liệt kê luôn vài đồng mà được giao dịch rất nhiều trên đó :

  1. Bitcoin (BTC): là đồng tiền chủ lực giao dịch ở DarkWeb
  2. Zcash (ZEC)
  3. Monero (XMR)
  4. Dash

Vậy tại sao lại là những đồng tiền này nhỉ?

Đó chính là những đồng tiền ẩn danh, và có khối lượng giao dịch 24h rất lớn. Mặc dù Bitcoin nếu tính ra thì không thể ẩn danh trước cao thủ có tay nghề nhưng dù gì cũng là đồng tiền chủ lực, nếu biết cách quy đổi chuyển qua chuyển lại thì sẽ hoàn toàn ẩn danh. Các đồng còn lại như Zcash, Dash, Monero thì khỏi phải bàn về độ ẩn danh. Trong một bài viết về đầu tư, Tôi cũng có viết và phân loại về các loại tiền ẩn danh và các loại tiền khác, nếu các bạn quan tâm thì có thể đọc thêm bài này :

Trở lại vấn đề chính, chính lý do trên đã làm cho mối gắn bó này trở nên ngày càng mật thiết, việc mua bán trao đổi sẽ ngày càng thịnh vượng,… Và thành nơi lý tưởng dành cho tất cả các tội phạm, hoặc những ai có ý tưởng gì đó, kể cả là những nhân vật chính trị hay những nhân vật có quyền lực. Bạn cứ tưởng tượng bạn có thể thuê sát thủ hay mua những thông tin bí mật không được phép xuất hiện…Thật ghê sợ phải không!

Cách Truy Cập Deep Web

Ngày xưa lúc tôi tìm hiểu, tôi đã từng nghe một câu chuyện là đáng sợ, đó là nếu tôi vô tình truy cập, mọi dấu vết của tôi sẽ bị lưu lại, và từ đó sẽ có  sát thủ đến tận nhà và giết tôi, lúc đấy tôi cảm thấy rùng mình. Nhưng với sự tò mò, tôi đã tìm cách vào lại xem có đúng không, vì tôi còn nghĩ ngây thơ là Việt Nam mình đang hoà bình, thằng chó nào mà gan tới nhà tôi Ahihi. Nhưng quả thật, hồi đó truy cập rất khó khăn, thậm chí bạn có thể bị nhiễm virus độc hại các kiểu. Nhưng ngày nay có một loại rất an toàn hơn, người ta gọi nó là TOR

Từ lúc trình duyệt TOR ra đời, người dùng có thể dễ dàng truy cập được vài tầng trong deep web một cách khá an toàn (khỏi những trang dark web hoặc những trang web của tội phạm, web chứa nội dung phi pháp, hacker, thông tin mật…) tràn lan trong deep web mà không được kiểm soát,ảnh hưởng đến sự bảo mật và an toàn của người truy cập. Để duyệt các web trong đấy cần những thư viện các đường dẫn.Và để truy cập được những trang web bảo mật hơn trong web chìm, người dùng cần phải có kiến thức về phần mềm và phần cứng cao.

Để thử trải nghiệm thì các bạn có thể tải TOR về để thử nhé, rất đơn giản, lên google và tìm kiếm từ khoá “download tor browser”. Sau đó vô mấy trang web hiển thị đầu tiên và tải về trải nghiệm thôi Ahihi.

Các Tầng Trên Deep Web

Việc chia tầng trên Web chìm là do tuỳ trải nghiệm của từng người và vì thế có ý kiến trái ngược: Một số cho rằng trên Web chìm có 8 tầng (hoặc hơn). Trong khi số khác khẳng định rằng, trên Web chìm hoàn toàn không có tầng nào cả và khái niệm tầng trên Web chìm dùng để chỉ khả năng bảo mật, khó truy cập của một địa chỉ Internet nào đó. Riêng tớ thì cũng éo biết vì có bao giờ dám xuống tầng sâu hơn trong khái niệm đâu, Theo wiki thì có 7 tầng nhé.

Đây là tầng mà như ở trên khái niệm chúng ta đã đề cập, là các website mà chúng ta từng đọc, từng viết, từng thấy trên google, youtube, bing, msn,…

Được cho rằng, đây là tầng cuối cùng mà một người dùng Internet có thể truy cập một cách thông thường nhất mà không cần sự can thiệp khác để có thể truy cập chúng (thông qua một proxy, dùng các trình duyệt hỗ trợ như Tor hoặc có sự can thiệp đặc biệt vào phần cứng máy tính). Theo khuyến cáo, tốt nhất không nên truy cập những trang web sau với mức độ cao hơn 2. Tại đây, bạn có thể bắt gặp những trang web bí mật (ngầm) được liệt kê, ví dụ như 4chan. Giới thiệu là giới thiệu, đừng ham quá mà vào nhé

Tầng này tớ đã từng truy cập, nhưng không dám vô xem nhiều. Tầng này có thể truy cập thông qua proxy hoặc Hệ thống mạng Tor. Chứa đựng những thông tin nhạy cảm như Ấu dâm, nghiên cứu, thí nghiện, Các diễn đàn hacking, Website Hacking ngầm.. Vì là tầng đầu tiên của Internet mà việc truy cập phải được phải thông qua một sự hỗ trợ từ mạng Tor hoặc thiết đặt phần cứng, nên đôi khi cũng dùng để chỉ cả những tầng cao hơn của Internet.

Có lẽ mọi người hay được nhắc tới Silk Road (Con đường tơ lụa) bị FBI bắt 2 lần trên các phương tiện báo chí phải không, nó chính là tầng này. Được chia thành 2 phần, để chỉ cách thức truy cập:

Phần 1: Được truy cập thông qua Tor, chứa đựng những nội dung liên quan đến ma tuý, vũ khí, buôn bán người (human trafficking), hoặc các ấn bản cấm (phim, sách về dị giáo, hoặc bạo lực…) thậm chí là chợ đen như Silk Road.
Phần 2: Truy cập chỉ khi có sự thay đổi về phần cứng Closed Shell Symstem. Chứa đựng Hardcore Childporn, các thí nghiệm khoa học kỳ lạ và vô cùng kinh khủng (kể cả trên cơ thể con người), thường khó được chấp nhận được vì tính vô nhân đạo của chúng.

Nếu muốn kết nối được các trang web tại mức độ 5, cần có một hệ thống máy trạm đặc biệt. Tại đây là nơi rò rỉ những tài liệu mật của Quốc gia, tổ chức mà vẫn thường thấy trên Wikileaks; các hoạt động tâm linh kỳ quái, các hội đoàn hoạt động bí mật, những hoạt động hiến tế… Việc kết nối với Marianas Web được cảnh báo là nên truy cập bằng một máy tính cũ, một hệ điều hành, kể cả Quantum computation mechanics (cơ học điện tử).

Việc truy cập vào Diversion Web đòi hỏi phải hiểu rõ các vấn đề liên quan đến Quantum computation mechanics, kể cả việc vượt qua những hàng rào bảo mật của Chính phủ. Không quá nhiều thông tin được biết về các trang web ở mức độ 6, thường được xem là rào cản an toàn cho người truy cập nếu không muốn chịu rủi ro khi tiến sâu hơn.

Là nơi hoạt động của những chuyên gia An ninh Internet, các hacker, thường diễn ra các hành động phá hoại lẫn nhau, một cách công khai hoặc lén lút nhằm bảo vệ những thông tin mật (những đơn hàng giá trị cao hàng tỷ đôla). Mọi hoạt động tại đây đều không an toàn, đặc biệt là những tài nguyên tải về, thường chứa đựng virus máy tính.

Là nơi tận cùng của “Đại dương Internet”, được phát hiện ra vào năm 2000 trong một lần rà soát dữ liệu tập trung (Massive Deep Web Scan).

Việc có hay không việc phân tầng Deep Web dựa mức độ bảo mật của chúng vẫn chưa có sự thống nhất.

Nghe thì thật là bí hiểm, đúng là tạo mức tò mò, nhưng tôi cũng khuyến nghị mọi người ai có tò mò thì chỉ dừng tò mò thôi, đừng ham hố tìm hiểu quá nhé. Khi nào rảnh tôi sẽ thâm nhập tầng 3 và 4, nếu có gì hay hay tôi sẽ chia sẻ với anh em Ahihi. Thân chào, Thân Ái và Quyết Thắng =))

 

 

 

ĐỂ LẠI TRẢ LỜI

Please enter your comment!
Please enter your name here

LATEST POSTS

KCEX là gì? Hướng dẫn mở tài khoản KCEX

KCEX là gì? KCEX là sàn giao dịch tiền điện tử tập trung, cung cấp trải nghiệm giao dịch đa dạng, phí thấp và an toàn....

Hướng dẫn đào HOT token trên Telegram

HOT token - một dự án trên hệ sinh thái Near Protocol. Được các sàn điện tử lớn như Binace, OKX, HTX, Bybit, MEXC,... hỗ...

Hơn 1 triệu User Telegram đăng ký Ví tự lưu ký của NEAR Protocol chỉ sau 10 ngày

Con số ấn tượng với hơn 1 triệu người dùng Telegram đã tạo ví HERE, ví tự lưu lý được thiết kế cho Giao thức...

Binance Launchpad mở bán token Arkham (ARKM)

Binance tiếp tục thông báo mở bán dự án Arkham (ARKM) trên Binance Launchpad. Việc mở bán token cho Arkham sẽ được triển khai theo định...
spot_img

Most Popular