Việt Nam đang thực hiện một động thái sâu rộng để – tạm thời cấm nhập khẩu thiết bị khai thác tiền điện tử ASIC sau khi Ngân hàng Trung ương phê duyệt kế hoạch đã được đề xuất trước đó.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngân hàng trung ương của nước này, đang đồng ý với đề nghị của chính phủ về việc đình chỉ nhập khẩu các thiết bị của công ty khai thác tiền điện tử, tin tức được đăng tải trên trang Vietnam News vào hôm thứ Năm vừa qua.
Như đã báo cáo trước đây, một lệnh cấm triệt để đã được Bộ Tài chính Việt Nam (MoF) thực hiện vào tháng trước và sau đó được Bộ Công Thương đưa ra trong một công văn chính thức. Vào thời điểm đó, Bộ Tài chính nhấn mạnh sự hoàn toàn vắng mặt của các phần cứng khai thác tiền điện tử trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, do đó, ông cho rằng rất khó để đặt bất kỳ một sự hạn chế nào đối với hoạt động trong lĩnh vực tiền điện tử.
Sự giám sát ngày càng tăng của các nhà chức trách Việt Nam vào lĩnh vực tiền điện tử dường như là hệ quả trực tiếp của một cuộc gian lận liên quan đến ICO trên toàn quốc gây ảnh hưởng tới 32.000 nhà đầu tư trong nước.
Mức độ nghiêm trọng của vụ việc này đã khiến thủ tướng chính phủ của Việt Nam ra lệnh sáu bộ của chính phủ, bao gồm Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương phải khẩn trương, nghiêm túc tiến hành cuộc điều tra về vụ lừa đảo trên. Theo ủy quyền, Bộ Tài chính cho rằng ‘từ những gì đã diễn ra yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ với việc nhập khẩu và sử dụng hàng hóa [khai thác tiền điện tử] trong lĩnh vực này’, theo báo cáo. Kết quả là, Bộ Tài chính đã đề xuất tạm đình chỉ nhập khẩu các thiết bị đào tiền điện tử.
Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, hơn 9.300 thiết bị mạch tích hợp ứng dụng (ASIC) đã được nhập khẩu vào Việt Nam vào năm 2017. Tính đến tháng 4 năm 2018, một số cá nhân tại Việt Nam đã nhập khẩu 6.300 thiết bị chuyên dụng, chủ yếu vào thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, theo báo cáo của các cơ quan trong nước.
Việt Nam ban đầu được cho là đang chuẩn bị ban hành các quy định để hợp pháp hóa các đồng tiền điện tử vào giữa năm 2017. Tuy niên, điều này đã không thể thực hiện được.
Thay vào đó, ngân hàng trung ương đã có động thái nhằm loại trừ tiền điện tử cho các khoản thanh toán bằng cách từ chối đưa nó vào danh sách mặc định các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được phê duyệt vào tháng 10 năm 2017. Trong các luật đó có hiệu lực vào năm 2018, trong đó có quy định việc chấp nhận tiền điện tử có thể bị truy tố và phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng [khoảng8,900 đô la Mỹ].
Hình ảnh thiết bị đào tiền ASIC từ Shutterstock.
Theo ccn.com